google-site-verification: google4e0d76ef88eb900f.html

Thi công thạch cao - các lưu ý giám sát và thi công chuẩn mực

Thi công thạch cao - các lưu ý giám sát và thi công chuẩn mực
Ngày đăng: 16/06/2025 09:27 AM

     

                                                 

     

     

     

                                         

     

    BIỆN PHÁP THI CÔNG

    TRẦN THẠCH CAO (TRẦN CHÌM)

     

     

    DỰ ÁN

    :

    TÊN GÓI THẦU

    :

    ĐỊA CHỈ

    :

     

     

     

           

     

    Lưu ý CT cho trần chìm khung xương cá hoặc đồng dạng phù hợp với điều kiện công trường

    ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

    ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GS/QLDA

    ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

     

     

     

    Họ và tên:

     

     

    Ngày tháng:

     

     

    MỤC LỤC

    I.            MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG.. 3

    1.        Mục đích. 3

    2.        Phạm vi áp dụng. 3

    II.           TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ÁP DỤNG.. 3

    III.         CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 3

    1.        Các loại trần chìm thông dụng. 3

    2.        Vật tư. 4

    3.        Thiết bị và dụng cụ thi công. 4

    a.    Máy móc thiết bị dùng trong công tác trắc đạc và kiểm tra. 4

    b.    Máy móc và dụng cụ thi công. 5

    4.        Kho vật tư, thiết bị tại công trường. 5

    5.        Kiểm tra nghiệm thu vật tư. 6

    6.        Nhân lực thi công. 6

    7.        Tiến độ thi công. 6

    IV.         THI CÔNG LẮP ĐẶT TẠI CÔNG TRƯỜNG.. 6

    1.        Điều kiện công trường trước khi thi công. 6

    a.    Điều kiện cơ điện (MEP) 6

    b.    Điều kiện XD.. 7

    2.        Quy trình thi công tổng. 8

    3.        Quy trình thi công chi tiết 8

    4.        Những lưu ý. 12

    5.        Nghiệm thu. 13

    a.    Nghiệm thu khung xương. 13

    b.    Nghiệm thu bắn tấm.. 13

    V.          CÔNG TÁC AN TOÀN.. 13

    1.        Cơ sở thiết lập biện pháp an toàn lao động. 13

    2.        Quy trình huấn luyện ATLĐ cho CBCNV khi vào làm việc. 13

    3.        Phân tích rủi ro và biện pháp kiểm soát 14

    4.        Chiếu sáng. 15

    5.        Huấn luyện và đào tạo công nhân. 15

    6.        Công tác đảm bảo vệ sinh. 15

    VI.         TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM... 15

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
    1. Mục đích

    Hướng dẫn trình tự thi công công tác lắp đặt trần thạch cao đạt yêu cầu chất lượng theo quy định của công ty, theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.

    1. Phạm vi áp dụng

    Lắp dựng trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ, WC, ban công, phòng giặt, phòng bếp cho toàn bộ dự án.

    1. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ÁP DỤNG
    • Bản vẽ thiết kế và shopdrawing đã được Chủ đầu tư phê duyệt.
    • TCVN 4055 - 2012: Tổ chức thi công.
    • TCVN 5279 - 1990: An toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung.
    • TCVN 5308 - 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
    • TCVN 5674 - 1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng, thi công, nghiệm thu.
    • TCVN 8256 - 2009: Tấm thạch cao – Yêu cầu kỹ thuật.
    • Chủng loại trần và phụ kiện được phê duyệt
    • Hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất
    • Theo yêu cầu kỹ thuật của dự án.
    1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
    1. Bản vẽ shop

    Bản vẽ shop trần kết hợp với cơ điện thể hiện các hệ thống đèn, báo cháy, hệ PCCC… Bố trí hệ xương chính, xương phụ tránh thiết bị cơ điện.

    1. Các loại trần chìm thông dụng

    Hệ trần chìm khung xương cá

     

     

    Hệ trần chìm khung xương đồng dạng

    1. Vật tư
    • Vật tư trình duyệt phải đầy đủ chủng loại theo thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, bao gồm tất cả vật tư phụ.
    • Các mẫu vật tư lập thành 1 bảng mẫu kèm checklist và có xác nhận của Chủ đầu tư, Tư vấn

    1. Thiết bị và dụng cụ thi công
    1. Máy móc thiết bị dùng trong công tác trắc đạc và kiểm tra

    Danh mục thiết bị

    • Máy laser
    • Thước góc
    • Thước thuỷ
    • Thước thẳng 2m, 3m
    • Thước kéo
    • Máy đo khoảng cách điện tử
    • Quả rọi
    • Dây nhợ
    • Bât mực

    Hướng dẫn kỹ thuật

    • Sử dụng mốc toạ độ, cao độ, lưới trục của xây tô, triển khai cho công tác trần.
    • Đối với các điểm gửi được đặt trên các địa vật vững chắc như nền bê tông, sàn thì đánh dấu chữ thập bằng bút phủ trắng trên nền sơn đỏ. 
    • Kiểm tra cao độ: Dùng máy laser và thước kéo (hoặc máy đo khoảng cách điện tử) đo kiểm tra lại cao độ của tường trát và các hệ thống ME liên quan đến cao độ trần.
    1. Máy móc và dụng cụ thi công
    • Máy khoan điện
    • Máy bắn vít
    • Búa trung
    • Kìm cắt ty
    • Kìm
    • Kìm cắt xương
    • Kìm bấm
    • Dao bả matic
    • Cưa tay
    • Cờ lê
    • Cờ lê chử T
    • Dao rọc giấy
    1. Kho vật tư, thiết bị tại công trường
    • Sắp xếp vật liệu tại vị trí thi công tùy thuộc vị trí lắp đặt và được thống nhất chung giữa các đơn vị thi công, đảm bảo khoa học gọn gàng, an toàn.
    • Khi kết thúc công việc trong ngày: thu dọn vật tư còn thừa chuyển về kho, không để tại công trường.
    •  Những vật tư do yêu cầu và đặc trưng phải để tại các vị trí lắp đặt. Có kế hoạch bảo vệ.
    • Xương trần: tập kết trên giá đở.
    • Tấm trần: Tập kết trên palet, kê cao tại khu vực khô ráo.

     

    1. Kiểm tra nghiệm thu vật tư

    Tất cả các vật tư trước khi nhập vào công trình đều được kiểm tra và nghiệm thu vật tư đầu vào với BQL - TVGS

    • Kiểm tra chủng loại vật tư theo mẫu phê duyệt
    • Kiểm số lượng theo phiếu xuất kho, chứng chỉ chất lượng, chủng loại, chiều dày, kích thước
    • Kiểm tra các tiêu chí kỹ thuật của vật tư theo checklist đã trình duyệt.
    1. Nhân lực thi công

    STT

    Họ và tên

    Chức danh

    Điện thoại

    Email

    1

    Nguyễn Văn A

    CV an toàn

    …@unicons.vn

    2

    Nguyễn Văn B

    GS an toàn

     

     

    3

    Nguyễn Văn C

    GS chính

     

     

    4

    Nguyễn Văn D

    GS phụ trách

     

     

    5

    Nguyễn Văn E

    Kỹ thuật đội

     

     

    6

    Bố trí … đội/nhóm khoán thi công, tổng cộng khoảng … công nhân

    1. Tiến độ thi công
    • Dự kiến ngày bắt đầu       :15/5/2018
    • Dự kiến ngày kết thúc     :17/8/2018
    1. THI CÔNG LẮP ĐẶT TẠI CÔNG TRƯỜNG
    1. Điều kiện công trường trước khi thi công
    1. Điều kiện cơ điện (MEP)
    • Tất cả các hệ MEP trên trần (hệ cấp thoát nước, hệ điều hòa, hệ PCCC, hệ thống điện chiếu sáng, điện nhẹ,..) phải hoàn tất, có biển bản nghiệm thu và bàn giao cho xây dựng.
    • Đảm bảo chèn kín tất cả đường ống MEP xuyên tường, đặc biệt tường khu vệ sinh.
    • Kiểm tra hoàn công lại cao độ toàn bộ hệ thống trên trần, đảm bảo không vướng và cháy cao độ.

    HỆ PCCC

    HỆ CTN

    HỆ ĐIỆN

    HỆ ĐHKK

     

    1. Điều kiện thi công
    • Phải đảm bảo các bức tường liên quan đã hoàn tất ít nhất đến công tác tô trát đối với khu khô và ốp lát đối với khu ướt (đối với trường hợp gạch ốp cao hơn trần).
    • Đảm bảo tường tô trên cao độ đóng trần >100mm và cao độ gạch ốp lát trên cao độ đống trần 50mm, bằng phẳng, ke góc.
    • Các lỗ mở kỹ thuật và lỗ mở biện pháp đã được trám.
    • Đã hoàn thành công tác nghiệm thu sau đổ bê tông sàn.
    • Lưu ý triển khai bả và xả các bức tường có shadow-line và hộp rèm trước khi triển khai đóng trần.

     

    Tô tường hoàn chỉnh trước khi đóng trần

    1. Quy trình thi công tổng thể

    1. Quy trình thi công chi tiết

     

    Bước 1: Định vị chu vi cao độ V viền tường

    • Cao độ trần (H) từ cao độ chuẩn +1m hoàn thiện: H  - 1m
    • Cao độ V viền tường: H - 1m + độ dày tấm trần.
    • Đánh dấu chu vi cao độ V viền tường lên tường.
    • Kiểm tra cao độ hệ thống MEP và tường tô có ảnh hưởng cao độ trần hay không.

                                                      

     

    Bước 2: Lắp viền  tường

    • Cố định thanh V viền tường theo mực đã định vị.
    • Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách <300mm. Lưu ý tránh vị trí cac ống điện, ống nước và ống điều hoà không khí.

    Bước 3: Định vị ty treo

    • Sử dụng máy laser để định vị ty treo thẳng hàng.
    • Định vị ty treo sao cho khoảng cách tối đa giữa các điểm treo ty là 800 – 1000mm.
    • Khoảng cách từ tường đến ty treo đầu tiên 200 – 400mm.
    • Đối với sàn cáp dự ứng lực, vị trí ty treo không được trùng vị trí cáp.

     

    Bước 4: Treo ty

    • Liên kết bằng tắc-kê đạn (Ø6, Ø8 hoặc Ø10, phụ thuộc theo yêu cầu kỹ thuật dự án…) .
    • Treo ty ren (tương ứng Ø6, Ø8 hoặc Ø10).
    • Chiều dài của ty dài hơn cao độ trần 6cm.

     

    Bước 5: Lắp thanh chính

    • Lắp thanh xương chính vào ty treo, khoảng cách giữa các thanh chính 800 – 1000mm.
    • Đảm bảo đủ 2 bulong trên và dưới thanh xương chính.
    • Vị trí nối xương chính đảm bảo đoạn nối lớn hơn 150mm và 2 liên kết ngang.
    • Hạn chế tối đa việc cắt xương chính khi lắp các hệ thống MEP (Miệng gió máy lạnh, đèn,…)
    • Tại các vị trí cắt xương chính phải bổ sung ty treo gia cố.

    Bước 6: Lắp thanh phụ

    • Thanh phụ được gài trực tiếp vào thanh chính hoặc bằng phụ kiện, khoảng cách tối đa giữa các thanh phụ là 406m
    • Vị trí nối xương phụ đảm bảo đoạn nối lớn hơn 100mm và liên kết 2 bên hông.
    • Tại các vị trí cắt xương phụ >400mm phải bổ sung 1 xương chính gia cố độ cứng.

     

    Hệ trần xương cá

     

    Hệ trần xương đồng dạng

    Bước 7: Lắp nắp thăm

    • Lắp nắp thăm cùng lúc với xương trần nhằm dễ gia cố xương.
    • Tại vị trí nắp thăm, nếu cắt xương chính cần gia cố thêm 2 xương chính song song cách mép bên nắp thăm 150-200mm
    • Ngoài ra nghiệm thu với M&E nếu có sai sót thì dễ chỉnh sửa

    Bước 8: Lắp mặt dựng

    • Lắp mặt dựng bắt buộc phải sau hoàn tất khung xương và trước khi lắp tấm, nhằm dễ gia cố cho miệng gió điều hòa.
    • Nên xử lý mối nối và sơn bả các mặt dựng nằm ở vị trí khuất khó thi công về sau (hộp rèm, hắt đèn, hốc tủ,…)

     

    Bước 9: Cân chỉnh khung

    • Cố định và cân chỉnh lại khung cho ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng, kiểm tra lại cao độ trần bằng máy laser và thước nhôm 3m.
    • Ty treo phải thẳng và song song nhau, các bulong phải được xiết chặt.
    • Các vị trí cắt xương và miệng gió cần kiểm tra gia cố.
    • Mời Chủ đầu tư và Tư vấn nghiệm thu khung xương sau cân chỉnh.

     

    • Bàn giao cho MEP định vị các đầu PCCC và kiểm tra hệ thống MEP trên trần.

     

    Bước 10: Lắp đặt tấm

    • Kiểm tra lại hệ thống MEP trên trần, đảm bảo có biên bản bàn giao MEP.
    • Định vị vị trí xương phụ lên sàn.
    • Định vị mực lên tấm để bắn vít được thẳng hàng.
    • Liên kết tấm trần vào khung phụ bằng vít, chiều dài của tấm vuông góc với thanh phụ.
    • Đầu vít phải được siết chìm vào trong mặt tấm, khoảng cách vít không quá 200mm.
    • Tấm trần đảm bảo nguyên tắc so le mối nối, tránh nứt đồng trục.
    • Độ hở giữa 2 tấm khoảng 3mm

     

    Bước 11: Lắp shadow-line (nếu có)

    • Lưu ý khi lắp đặt thanh viên tường, nếu độ hở giữa viền tường và tường >2mm…thì phải sửa tường ngay tránh đợi đến khi lắp đặt shadowline.

     

    Bước 12: Xử lý mối nối

    • Xử lý mối nối giữa các tấm thạch cao bằng băng keo lưới & bột trét thạch cao. Trám các đầu vít.
    • Mối nối sau khi xử lý phải đồng phẳng với trần. Sai số cao độ trần tối đa <3mm.

     

    1. Những lưu ý
    • Lắp khung: dựa theo bản vẽ được duyệt và thực tế thi công để điều chỉnh hệ xương phù hợp, tránh cắt và vướng xương.
    • Lắp tấm: các tấm được lắp so le, tấm thạch cao được cắt nối không bể cạnh.
    • Xử lý mối nối tại các vị trí tiếp giáp 2 tấm thạch cao, thạch cao với tường.
    • Để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ, lưu ý các hệ thống khác không được tựa trực tiếp lên hệ trần thạch cao
    • Các công tác định vị và cắt lỗ MEP nên thực hiện trước khi xử lý mối nối.
    • Trần tại khu vực ướt sử dụng loại tấm ngăn ẩm (màu xanh lá)
    1. Nghiệm thu
    1. Nghiệm thu khung xương
    • Kiểm tra vị trí lỗ mở, lỗ kỹ thuật MEP theo bản vẽ định vị.
    • Kiểm tra và điều chỉnh lại cao độ toàn bộ khu vực trần sau khi các hạng mục như điện, nước, cứu hoả,… đã thi công xong và có biên bản bàn giao.
    • Kiểm tra cao độ hệ V viền tường.
    • Kiểm tra lắp đặt tắc kê neo sàn và hệ ty treo.
    • Hệ khung xương đảm bảo thẳng, phẳng và chắc chắn.
    1. Nghiệm thu bắn tấm
    • Mặt phẳng tấm thạch cao sau khi lắp đặt không được chớp.
    • Mắt vít phải âm dưới mặt thạch cao khoảng 1mm.
    • Các tấm được bắn so le.
    • Vị trí giữa 2 tấm đều nằm trên xương phụ.
    • Đảm bảo đã hoàn thành xử lý mối nối.
    1. CÔNG TÁC AN TOÀN
    1. Cơ sở thiết lập biện pháp an toàn lao động
    • Điều kiện thực tế công trường
    • TCVN 5308 - 1991 “ Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng”
    • TCVN 3985 - 1999 “ Âm học – Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc”
    • TCVN 5279 - 1990 “An toàn cháy nổ - Bụi cháy - Yêu cầu chung”
    • TCVN 4086 - 1985 “An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung”
    1.  Quy trình huấn luyện ATLĐ cho CBCNV khi vào làm việc

     

    Bước thực hiện

    Nội dung

    Người chịu

    trách nhiệm

    1

    Kiểm tra hồ sơ nhân sự

    Kiểm tra hồ sơ nhân sự trước khi tiến hành đào tạo:

    - Chứng minh nhân dân

    - Lý lịch

    Ban ATLĐ công trường

    2

    Đào tạo ATLĐ

    -   Đào tạo cho CBCNV của các nhà thầu về công tác ATLĐ chung của công trường.

    -   Đối với trường hợp cá nhân làm các công việc nguy hiểm cần đào tạo chuyên sâu.

    Giám sát ATLĐ công trường

    3

    Huấn luyện ATLĐ định kỳ

    Ban ATLĐ lập Danh mục chương trình khám sức khỏe và đào tạo ATLĐ định kỳ cho CN

    Ban ATLĐ công trường

    4

    Cam kết ATLĐ

    Sau khi được phổ biến, đào tạo ATLĐ, CBCNV ký cam kết thực hiện nội quy ATLĐ

    CBCNV

    1. Phân tích rủi ro và biện pháp kiểm soát

    Mối nguy/ rủi ro

    Biện pháp kiểm soát

    Người chịu

    trách nhiệm

    - Làm việc trên cao: Rủi ro té ngã

    - Bố trí hệ lan can đầy đủ hệ thanh giằng ngang, thanh giằng đứng và cùm.

    - Sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao

    - Kiểm tra hệ giàn giáo, thiết bị an toàn định kỳ

     

    - Tổ an toàn

    - Kỹ thuật đội

    - Thiết bị bảo hộ lao động, hệ thống an toàn không  phù hợp

    - Dây an toàn phải  đủ 2 móc, được kiểm định

    - Hệ thống lan can cần đầy đủ các thành phần: Trụ đúng, ray trên, ray giữa, bảng chống vật rơi

    - Dây cứu sinh đảm bảo an toàn

    - Giám sát BCH

    - Công nhân

     

     

    - An toàn điện

     

     

    - Máy khoan, máy đục , máy cắt phải được kiểm tra trước khi đưa vào công trường.

    - Trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng tại mỗi vị trí làm việc vào ban đêm.

    - Dây điện luôn phải được cuốn gọn, treo tránh để dây ngập nước, vật tư đè lên trong quá trình thi công.

    - Tổ an toàn

    - Giám sát BCH

    - Kỹ thuật đội

     

     

    - Vật tư bừa bộn

     

    - Vệ sinh khu vực thi công dơ bẩn.

     

    - Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ cuối ca làm việc. Thu dọn dụng cụ thiết bị tập trung vào 1 chỗ.

    - Sử dụng các biện pháp che lót để đảm bảo dọn vệ sinh nhanh chóng, không tốn công dọn dẹp trong khi và sau khi thi công.

    - Kỹ thuật đội

    - Công nhân

     

    1. Chiếu sáng
    • Cung cấp đủ ánh sáng khi làm việc ban đêm.
    1. Huấn luyện và đào tạo công nhân.
    • Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân phù hợp với công việc bảo đảm anh toàn.
    • Huấn luyện cách sự dụng thiết bị và nhắc nhở công nhân trước khi làm việc.
    1. TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM
    • Đặc tính kỹ thuật của các vật tư thi công trần thạch cao.
    • Các tiêu chuẩn kèm theo.
    • Bản vẽ shopdrawing trần thạch cao.

     

     

     

    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
    Zalo
    Hotline