google-site-verification: google4e0d76ef88eb900f.html

ép cọc bê tông - những lưu ý khi giám sát và thi công

ép cọc bê tông - những lưu ý khi giám sát và thi công
Ngày đăng: 15/09/2024 06:59 AM

    Cọc bê tông là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất để xây dựng móng nhà. Đối với các công trình lớn, cọc cừ tràm không thể đáp ứng đủ nhu cầu kỹ thuật thì cọc bê tông là vật liệu đem lại hiệu quả tốt nhất, 

    Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng cần được xem xét và tiến hành kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nền móng công trình luôn chắc chắn khi đưa vào sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình thi công ép cọc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể vận dụng vào công trình xây dựng.

    Ép cọc bê tông là gì?

    Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng cần được xem xét và tiến hành kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nền móng công trình luôn chắc chắn khi đưa vào sử dụng,

    Tiêu chuẩn ép cọc là quy định về đặc tính kỹ thuật ép cọc dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng ép cọc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ép cọc đối với công trình. Tiêu chuẩn ép cọc này được công bố dưới dạng văn bản để mọi người cùng áp dụng.

    Hầu hết nhà ở đây đều ép cọc bê tông chống lún, nhà nào không ép đều bị lún, nứt. Cho đến nay, việc ép cọc bê tông trong xây nhà dân đã thành trào lưu và rất nhiều nhà dù diện tích nhỏ, nền đất ổn định, vẫn thích ép cọc cho chắc.

    Trước kia, chỉ các công trình xây dựng lớn, nhà cao tầng, đòi hỏi xử lý nền móng kỹ thì mới ép cọc bê tông. Ðể ép cọc bê tông có hiệu quả, các nhà xây dựng khuyên nên khảo sát địa chất công trình trước, sau đó tiến hành đào bỏ toàn bộ nền móng cũ cho tới đất, nếu là nền đất thổ ổn định thì không cần đào bỏ.

    Thời gian ép cọc bê tông dài hay ngắn tuỳ thuộc vào số lượng cọc, trung bình một ngày ép được 80 – 100 mét. Thi công tại các nhà dân dụng thường dân thợ chỉ dùng máy ép thuỷ lực công suất nhỏ máy neo, với áp lực 30 tấn trên một đầu cọc các công trình nhà cao tầng lớn phải dùng máy tải có áp lực 100 tấn trên một đầu cọc.

    Các tiêu chuẩn ép cọc bê tông

    Các tiêu chuẩn ép cọc bê tông cốt thép – tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông – công tác đất, nền, móng, móng cọc đều được quy định rõ tại các TCVN.

    Dưới đây là danh sách các tiêu chuẩn cụ thể về thi công, nghiệm thu móng, móng cọc – bê tông cốt thép. Bạn có thể nhấn tổ hợp phím “Ctrl + F” để tìm cụ thể tiêu chuẩn mà bạn quan tâm.

    • TCVN 5641:2012: Tiêu chuẩn về bể chứa bằng bê tông cốt thép – Thi công và nghiệm thu.
    • TCVN 8163:2009: Tiêu chuẩn thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren.
    • TCVN 9341:2012: Quy định về bê tông khối lớn – Thi công và nghiệm thu bê tông.
    • TCVN 9340:2012: Quy định về hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu.
    • TCVN 9343:2012: Tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì.
    • TCVN 9390:2012: Quy định về thép cốt bê tông – Các loại mối nối bằng dập ép ống – Yêu cầu thiết kế thi công bê tông cốt thép và nghiệm thu.
    • TCVN 9382:2012: Tiêu chuẩn chọn thành phần bê tông khi sử dụng cát nghiền.
    • TCVN 9348:2012: Tiêu chuẩn về bê tông cốt thép – Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn.
    • TCVN 9342:2012: Tiêu chuẩn công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – Thi công và nghiệm thu.
    • TCVN 9345:2012: Quy định về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
    • TCVN 9344:2012: Quy định về kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh.
    • TCVN 9391:2012: Tiêu chuẩn về lưới ưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu.
    • TCVN 9489: 2012 (ASTM C 1383-04): Tiêu chuẩn về bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập.
    • TCVN 9392:2012: Thép cốt bê tông – Hàn hồ quang.
    • TCXD 199:1997: Quy định về nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600.
    • TCVN 9115:2012: Tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và nghiệm thu.
    • TCVN 9116:2012: Quy định về cống hộp bê tông cốt thép.
    • TCXDVN 239:2006: Quy định về bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình.
    • TCVN 9347:2012: Tiêu chuẩn về cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn – Phương pháp thí nghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt.
    • TCVN 7996-2-12: 2009 (IEC 60745-2-2:2008): Dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. An toàn. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với máy đầm rung bê tông.
    • TCVN 9114:2012: Tiêu chuẩn về sản phẩm bê tông ứng lực trước – Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận bê tông ức lực trước.
    • TCVN 9346:2012: Tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.
    • TCVN 4452:1987: Tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm thi công và nghiệm thu.

      A> Quy trình ép cọc bê tông

    • Quy trình ép cọc bê tông sẽ diễn ra theo 4 bước tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:

      Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng

      Kỹ sư cần khảo sát địa hình và khu vực xung quanh trước khi thi công để xác định phương pháp thi công móng cọc đem lại kết quả tốt nhất.

      Tiếp đến là khảo sát nền đất để biết được công trình sẽ sử dụng loại cọc nào tốt nhất để làm nền móng cũng như chọn được loại máy móc phù hợp.

      Bước 2: Vận chuyển máy móc và cọc ép

      Sau khi khảo sát địa hình, sẽ bắt đầu việc vận chuyển máy móc và cọc ép bê tông đến công trình xây dựng. Tuy nhiên, đội ngũ công nhân cần lưu ý việc bố trí và di chuyển để tránh ảnh hưởng đến công trình lân cận cũng như giao thông của khu vực.

      Vì các loại máy ép cọc khá lớn, cần vận chuyển đến vị trí thuận lợi và gần khu vực thi công để dễ dàng sử dụng ngay khi cần.

      Quy trình ép cọc bê tông tiêu chuẩn bạn cần biết

      Bước 3: Thi công ép cọc

      Kỹ sư sẽ đánh dấu vị trí cần ép tâm cọc trước khi thi công. Sau đó sẽ tiến hành ép thử để kiểm tra chất lượng cọc và độ lún sâu trước khi thử đại trà. Khi đã ép cọc thử nghiệm thành công, đội ngũ công nhân có thể bắt tay vào việc ép cọc đại trà tại những vị trí đã đánh dấu trước đó.

      Bước 4: Nghiệm thu

      Là quá trình kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình sau xây dựng. kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng – và được thực hiện với cơ quan chức năng có thẩm quyền.

      Dựa trên bản vẽ thiết kế để đánh giá công trình có đạt kỹ thuật và chất lượng sử dụng khi đưa vào thực tế.

      Các lưu ý quan trọng khi ép cọc bê tông

      Trong quá trình thi công ép cọc, có những lưu ý quan trọng mà các nhà thầu cần nắm rõ cũng như thực hiện theo đúng như dưới đây:

    • Đánh dấu chính xác vị trí tim cọc để quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo công trình xây dựng theo tiêu chuẩn.
    • Kiểm tra vị trí ép cọc, đảm bảo phần mũi cọc được ép xuống vị trí ép đã được đánh dấu.
    • Nên ép cọc liên tục đến khi phần cọc trồi lên bề mặt đất tầm 60cm – 80cm sẽ dừng lại.
    • Khi nối cọc phải kiểm tra chiều dài và kỹ thuật hàn theo đúng bản vẽ thiết kế.
    • Đội ngũ công nhân phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và thực hiện theo đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng.
    BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM
    Zalo
    Hotline